Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Các phương pháp điều trị sẹo rỗ

Các phương pháp điều trị sẹo rỗ

Mọi người thường bị mụn ở tuổi dậy thì và kéo dài đến tuổi 25 mới khỏi, một số ít người đến 
trên 40 tuổi vẫn còn bị mụn. Sau khi hết mụn, di chứng thường để lại là sẹo rỗ, đặc biệt mụn dạng nặng.


Đây là vấn đề quan tâm, lo lắng rất lớn của người bệnh, thân nhân và nhất là các thầy thuốc
 về chuyên khoa da liễu cũng như chuyên khoa về tạo hình thẩm mỹ.
điều trị sẹo rỗ | chữa sẹo rỗ

Nguyên nhân gây sẹo rỗ:
Quá trình đáp ứng viêm, dẫn đến hậu quả là sẹo trên da. Sẹo mụn, cũng giống như những
sẹo khác, bắt đầu bằng tổn thương da, sau đó liền sẹo và mất rất nhiều collagen bên dưới,
tạo ra những vết lõm.

Những người mụn ở mức độ nặng (thường gặp ở những người da dầu), tổn thương nhiều,
 mất nhiều collagen dưới da nên bị sẹo rỗ sâu và rất nặng nề, có trường gây biến dạng
vùng da đầu mũi.

Các phương pháp điều trị sẹo rỗ
Có nhiều phương pháp điều trị sẹo khác nhau, mà chúng ta có thể chọn lựa tuỳ theo
cơ địa, tổn thương, hiệu quả và bất lợi của từng phương pháp… Tuy nhiên, việc điều trị
kéo dài từ 3 tháng đến 6 tháng, trường hợp nặng có thể kéo dài 1 năm. Kết quả đạt được
 tương đối cao, có thể san bằng khoảng 80% sẹo rỗ. Trường hợp sẹo rỗ nhẹ, có thể đạt 100% kết quả.

PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG


Sẹo rỗ phải được điều trị phối hợp bằng nhiều phương pháp, tùy theo đáp ứng da của
 từng bệnh nhân. Các bác sĩ thẩm mỹ da đã có được thành công rất lớn trong đa trị liệu vấn đề sẹo rỗ

1. Thay da vi phần - Matrix RF:

Matrix-RF là công nghệ duy nhất và đầu tiên trên thế giới sử dụng sóng RF (không là Laser hoặc IPL)
vào chỉ định điều trị thẩm mỹ được FDA và CE công nhận năm 2008 trong các chỉ định lâm sàng và
 an toàn cho tất cả các loại da.

Công nghệ tái tạo bóc tách da vi phần là phá hủy từng cột xuyên sâu hơn xuống dưới da theo các
cột siêu nhỏ tập trung vào vùng da thương tổn. Năng lượng RF với sự tích hợp cao của dòng điện
 lưỡng cực tạo nên các ma trận điểm bóc tách từng phần.

Sau khi điều trị làn da sẽ trở nên gia tăng nhiều collagen do các tế bào mới được hình thành.
Những vết sẹo mụn sẽ đầy dần dần và cấu trúc da trở nên mềm mại hơn và mịn màng hơn.

2. Cách trị sẹo bằng phương pháp Matrix IR:

Ứng dụng công nghệ ELOS, kết hợp sóng RF lưỡng cực (bipolar radiofrequency) và
diode laser với bước sóng 915 nm. Cả 2 nguồn năng lượng này phát ra cùng lúc tạo ra
 hiệu ứng nhiệt đi vào sâu trong da đến dưới bề mặt 2,5mm, chính xác tại lớp collagen,
kích thích sự phát triển trở lại của các sợi collagen đã mất đi.

Bởi vì melanin hấp thu kém với bước sóng 915nm, do đó tia laser vượt qua lớp rào cản
 melanin ở bền mặt một cách dễ dàng để đến vùng điều trị dưới da. Cũng chính lý do này
 mà diode laser có thể dùng cho mọi loại da.

3. Lăn kim (Roller) và tế bào gốc:

Dùng những mũi kim nhỏ bằng titan, bén, kết hợp lên một dụng cụ cầm tay đặc biệt.
Khi lăn kim trên da, những vết kim này sẽ làm tổn thương bề mặt sẹo mụn, như một sự
kích tạo ra vết sẹo mới. Quá trình này kích thích sản sinh tế bào thượng bì, elastine và sợi
 collagen để làm đầy vết sẹo lõm. Đây là phương pháp mới, rất khả quan và đang được rất
 nhiều người ưa chuộng.

Sự kết hợp tế bào gốc cùng với lăn kim sẽ mang lại hiệu quả cao hơn sử dụng riêng lẻ từng
 phương pháp. Cùng với lăn kim sản phẩm tế bào gốc sẽ hấp thu nhiều hơn 40 lần, điều
 này làm cho lành sẹo nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí nhiều hơn.

4. PRP:

PRP (Platelet Rich Plasma), huyết tương giàu tiểu cầu, là một phần nhỏ trong máu chứa
 huyết tương tập trung, nó được trích ly và tập trung để khi tiêm vào các mô bị hư hại,
những trợ giúp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mô khỏe mạnh.
 Đây là công nghệ sinh học tự nhiên được ứng dụng để điều trị trẻ hóa da, xóa nhăn, chữa sẹo, rụng tóc...

PRP sẽ kích thích tế bào phát triển theo chiều hướng lâu dài, tức làn da sẽ được
kích thích và sản sinh tế bào mới một cách tự nhiên.

Bằng cách sử dụng máu của chính bạn, bạn sẽ loại bỏ được tác dụng phụ của chất liệu
ghép và phản ứng dị ứng.

Dùng roller hoặc tiêm PRP vào vùng điều trị nên việc điều trị rất đơn giản và không để lại dấu
vết sau điều trị, vì vậy không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Các yếu tố tăng trưởng của tiểu cầu thúc đẩy tăng trưởng các tế bào da làm mới liên tục, do
đó việc cải thiện được kéo dài.

5. Pelling:

Peeling: là phương pháp cổ điển, rất phổ biến, hiệu quả không thua kém các phương pháp
khác tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ. Lột da mức độ nhẹ đến trung bình mang lại hiệu
quả đối với các sẹo nông. Sử dụng axit hữu cơ để bôi lên các vùng sẹo để kích thích collage
 tạo ra từ bên dưới đẩy vùng đáy của vết sẹo lên bằng với mặt da thường. Hoá chất chính
 thường được sử dụng nhiều nhất là: AHA (alpha hydroxy acid), dung dịch Jessner hoặc
TCA (trichloroacetic acid).

Peeling có thể sử dụng ở giai đoạn đầu hoặc cuối của qui trình điều trị. Mục đích để tạo
 một làn da mới toàn bộ và làm mịn da.

6. Siêu mài mòn da:

Phương pháp này thường được sử dụng để làm mịn da, giải quyết những thương tổn gồ
ghề còn lại sau khi đã trải qua hết liệu trình điều trị sẹo.

Sau siêu mài mòn, làn da sẽ phẳng phiu hơn

Nguyên nhân thất bại khi điều trị sẹo rỗ thường là da quá dầu sẽ làm quá trình sản sinh
collagen bị chậm lại, nên kết quả điều trị kém, chỉ đạt được khoảng 50%

0 nhận xét:

Đăng nhận xét